ĐIỀU GÌ LÀM NÊN SỰ KHÁC BIỆT TRONG VIỆC QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA APPLE
Rất nhiều người ao ước được làm việc cho Apple. Apple là một hình mẫu doanh nghiệp mà con người và giá trị sản phẩm được đề cao. Khi cha đẻ của Apple, Steve Jobs ra đi, ông để lại cho Apple một nền tảng vô cùng vững chắc, nhưng đồng thời cũng để lại cho người kế nhiệm mình, Tim Cook, một áp lực không hề nhỏ. Đó là nhiệm vụ quản lý đội ngũ nhân viên tài giỏi của Apple hiệu quả được như Steve Jobs đã từng làm.
Mọi ánh mắt đều hướng về Tim Cook. Tuy nhiên, nhiều năm sau sự ra đi của Steve Jobs, người ta thấy Apple vẫn phát triển mạnh mẽ, với giá trị thương hiệu ngày càng cao và đội ngũ nhân viên ngày càng tài năng, gắn bó hơn với tập thể và vận mệnh chung của “trái táo khuyết” này.
Nhiều nhà quản lý nhân sự đã nghiên cứu trường hợp của Apple và rút ra được những bài học quý báu mà bất kỳ lãnh đạo doanh nghiệp tài năng nào cũng phải gật gù tâm đắc. Vậy nguyên tắc quản lý đó là gì? Phần mềm quản lý nhân sự HrOnline sẽ chia sẻ cùng bạn!
Hầu hết quản lý của Apple để lên cấp lãnh đạo đều phải trải qua hàng chục năm cống hiến trong vai trò nhân viên tại “trái táo khuyết”. Vì vậy, họ đều thấu hiểu cặn kẽ những công việc và nhiệm vụ dù là nhỏ nhất của nhân viên. Đó là lý do vì sao ở Apple, chẳng bao giờ có những trường hợp sắp đặt vô lý xảy ra. Ngược lại, các nhân viên luôn có lý do để thán phục người sếp của mình, những người đi lên qua các quá trình phấn đấu rõ ràng, minh bạch và xuất chúng.
Chính nhờ yếu tố gắn kết tập thể, văn hóa chia sẻ công việc và trách nhiệm cùng nhau mà Apple đã tiến ngày càng xa và các sản phẩm mang logo “trái táo khuyết” luôn giữ được vị trí hàng đầu trong thế giới công nghệ.
Apple luôn dành cho nhân viên nhiều “khoảng” tự do để tự xây dựng và cải tiến các sản phẩm. Khi một nhân viên phát hiện ra một sai sót, một điểm nào chưa thỏa mãn, một lỗi kỹ thuật, người nhân viên đó sẽ được tự do nghiên cứu, cải tạo, sửa chữa và xây dựng giải pháp tốt nhất cho sản phẩm mà không cần phải đi qua nhiều khâu xin phép và thủ tục rườm rà.
Nhờ chính sách này, nhân viên ở mọi vị trí đều được tự do thỏa sức sáng tạo. Đó là lý do vì sao những sản phẩm của Apple dù được định hướng rất lâu trước khi ra mắt nhưng đa phần những thành tựu nổi bật thường đến từ thành quả tìm tòi của các cá nhân.
Apple luôn thúc đẩy sự phát triển của nhân viên bằng cách không ngừng thách thức họ. Những nhà quản lý nhân sự của Apple thực sự rất tài năng trong nhiệm vụ này. Nhân viên luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn hơn so với năng lực bản thân và họ thường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là lý do vì sao nhân viên Apple luôn giỏi hơn từng ngày.
Theo các chuyên gia quản lý nhân sự, doanh nghiệp nên học hỏi cách làm này của Apple. Nghĩa là đầu tiên phải hiểu rõ năng lực và tiềm năng của từng nhân viên, sau đó cho họ những việc khó khăn hơn những gì họ nghĩ mình sẽ làm được. Cách làm này không chỉ giúp các cá nhân phát triển bản thân mà còn giúp nâng cao hiệu quả công việc và tối ưu hóa thành quả chung của tập thể.
Ở Apple, thời hạn hoàn thành công việc luôn là ưu tiên hàng đầu. Apple không chấp nhận sự trì trệ. Tất cả các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ phải được dự báo và xử lý ngay từ đầu. Bên cạnh đó, nhà quản lý nhân sự phải thật khắt khe trong việc xác định thời hạn hoàn thành công việc và, bằng mọi cách, đảm bảo nhân viên của mình hoàn thành công việc đúng hạn. Cách làm này giúp nhân viên phát huy tối đa nguồn lực và không bị xao nhãng trong quá trình làm việc.
Không ép nhân viên chạy đua khốc liệt theo đối thủ cạnh tranh. Apple quan niệm nhân viên chỉ cần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đi đúng định hướng và mục tiêu riêng của công ty. Thay vào đó, nhà quản lý nhân sự phải định hướng cho nhân viên tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu sản phẩm cụ thể thay vì so sánh với đối thủ để trở nên nổi trội hơn. Nhờ cách làm này, Apple ngày càng cho ra nhiều sản phẩm dẫn đầu xu hướng, độc đáo và có khả năng làm “rung chuyển” thế giới.
Nhà quản lý nhân sự có tầm nhìn chiến lược sẽ ưu tiên tuyển dụng (hoặc xây dựng tiêu chí tuyển dụng) các ứng cử viên vốn đã có tình yêu dành cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Sự nhiệt tình luôn được xem là chìa khóa quan trọng hướng tới thành công. Người nhân viên nhiệt tình, tận tâm sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng thực sự, khác với cách làm việc máy móc thường thấy ở các doanh nghiệp.
Không chỉ yêu sản phẩm của công ty, nhà quản lý nhân sự tài năng là người có thể nhận ra tình yêu của ứng viên với văn hóa, phong cách làm việc của doanh nghiệp từ khâu tuyển dụng. Thậm chí nhà quản lý cũng chính là người truyền cảm hứng, tình yêu đó cho nhân viên, mang lại chất hồ keo kết dính họ với doanh nghiệp, từ đó cống hiến nhiều hơn và đem lại lợi ích nhiều nhất có thể cho tập thể chung.
Apple có một cơ chế chăm sóc nhân viên tuyệt vời. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người nhân viên là một thách thức rất lớn với nhiều nhà quản lý nhân sự và đây là điều mà Apple đã làm rất tốt.
Apple luôn hướng nhân viên đến một sự cân bằng giữa chăm chỉ làm việc và sự hoàn hảo trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chính sách phúc lợi tuyệt vời bao gồm những đãi ngộ sức khỏe hay các kỳ nghỉ đầy hứng thú là điều mà nhân viên Apple luôn đánh giá cao. Điều kiện làm việc là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Và chọn được người quản lý nhân sự có thể nắm bắt, thấu hiểu và giải được bài toán đó là một điều hết sức khó khăn.
Xây dựng thành công một nền văn hóa và môi trường làm việc đáng tự hào đã khó, duy trì được những yếu tố đó và giữ chân được nhân tài càng khó hơn. Đó chính là thành công vang dội của Apple, giúp ông lớn này ngày càng củng cố được vị thế dẫn đầu trong thế giới công nghệ của mình.
Theo các chuyên gia quản lý nhân sự, sở hữu nguồn tài nguyên con người tài năng và trung thành luôn là thách thức lớn với mọi doanh nghiệp. Và khi giải quyết được thách thức đó, mọi doanh nghiệp đều có thể đi tới thành công như Apple hiện nay. Con đường đi tới thành công cũng không thể thiếu dấu chân của những nhà quản lý nhân sự tài năng và tận tâm như Steve Jobs hay Tim Cook.
Mọi ánh mắt đều hướng về Tim Cook. Tuy nhiên, nhiều năm sau sự ra đi của Steve Jobs, người ta thấy Apple vẫn phát triển mạnh mẽ, với giá trị thương hiệu ngày càng cao và đội ngũ nhân viên ngày càng tài năng, gắn bó hơn với tập thể và vận mệnh chung của “trái táo khuyết” này.
Không có khoảng cách giữa nhà lãnh đạo và nhân viên
Nhiều nhà quản lý nhân sự đã nghiên cứu trường hợp của Apple và rút ra được những bài học quý báu mà bất kỳ lãnh đạo doanh nghiệp tài năng nào cũng phải gật gù tâm đắc. Vậy nguyên tắc quản lý đó là gì? Phần mềm quản lý nhân sự HrOnline sẽ chia sẻ cùng bạn!
Nguyên tắc quản lý nhân sự của Apple
Điểm nổi bật trong nguyên tắc quản lý nhân sự của Apple là xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mà ở đó, mọi người dành cho nhau sự tôn trọng tuyệt đối không kể những khác biệt về cấp bậc trong công ty.Hầu hết quản lý của Apple để lên cấp lãnh đạo đều phải trải qua hàng chục năm cống hiến trong vai trò nhân viên tại “trái táo khuyết”. Vì vậy, họ đều thấu hiểu cặn kẽ những công việc và nhiệm vụ dù là nhỏ nhất của nhân viên. Đó là lý do vì sao ở Apple, chẳng bao giờ có những trường hợp sắp đặt vô lý xảy ra. Ngược lại, các nhân viên luôn có lý do để thán phục người sếp của mình, những người đi lên qua các quá trình phấn đấu rõ ràng, minh bạch và xuất chúng.
Chính nhờ yếu tố gắn kết tập thể, văn hóa chia sẻ công việc và trách nhiệm cùng nhau mà Apple đã tiến ngày càng xa và các sản phẩm mang logo “trái táo khuyết” luôn giữ được vị trí hàng đầu trong thế giới công nghệ.
Apple luôn dành cho nhân viên nhiều “khoảng” tự do để tự xây dựng và cải tiến các sản phẩm. Khi một nhân viên phát hiện ra một sai sót, một điểm nào chưa thỏa mãn, một lỗi kỹ thuật, người nhân viên đó sẽ được tự do nghiên cứu, cải tạo, sửa chữa và xây dựng giải pháp tốt nhất cho sản phẩm mà không cần phải đi qua nhiều khâu xin phép và thủ tục rườm rà.
Nhân viên tự do trong việc xây dựng và cải tiến sản phẩm
Nhờ chính sách này, nhân viên ở mọi vị trí đều được tự do thỏa sức sáng tạo. Đó là lý do vì sao những sản phẩm của Apple dù được định hướng rất lâu trước khi ra mắt nhưng đa phần những thành tựu nổi bật thường đến từ thành quả tìm tòi của các cá nhân.
Apple luôn thúc đẩy sự phát triển của nhân viên bằng cách không ngừng thách thức họ. Những nhà quản lý nhân sự của Apple thực sự rất tài năng trong nhiệm vụ này. Nhân viên luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn hơn so với năng lực bản thân và họ thường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là lý do vì sao nhân viên Apple luôn giỏi hơn từng ngày.
Theo các chuyên gia quản lý nhân sự, doanh nghiệp nên học hỏi cách làm này của Apple. Nghĩa là đầu tiên phải hiểu rõ năng lực và tiềm năng của từng nhân viên, sau đó cho họ những việc khó khăn hơn những gì họ nghĩ mình sẽ làm được. Cách làm này không chỉ giúp các cá nhân phát triển bản thân mà còn giúp nâng cao hiệu quả công việc và tối ưu hóa thành quả chung của tập thể.
Ở Apple, thời hạn hoàn thành công việc luôn là ưu tiên hàng đầu. Apple không chấp nhận sự trì trệ. Tất cả các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ phải được dự báo và xử lý ngay từ đầu. Bên cạnh đó, nhà quản lý nhân sự phải thật khắt khe trong việc xác định thời hạn hoàn thành công việc và, bằng mọi cách, đảm bảo nhân viên của mình hoàn thành công việc đúng hạn. Cách làm này giúp nhân viên phát huy tối đa nguồn lực và không bị xao nhãng trong quá trình làm việc.
Apple luôn tạo ra cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái
Không ép nhân viên chạy đua khốc liệt theo đối thủ cạnh tranh. Apple quan niệm nhân viên chỉ cần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đi đúng định hướng và mục tiêu riêng của công ty. Thay vào đó, nhà quản lý nhân sự phải định hướng cho nhân viên tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu sản phẩm cụ thể thay vì so sánh với đối thủ để trở nên nổi trội hơn. Nhờ cách làm này, Apple ngày càng cho ra nhiều sản phẩm dẫn đầu xu hướng, độc đáo và có khả năng làm “rung chuyển” thế giới.
Nhà quản lý nhân sự có tầm nhìn chiến lược sẽ ưu tiên tuyển dụng (hoặc xây dựng tiêu chí tuyển dụng) các ứng cử viên vốn đã có tình yêu dành cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Sự nhiệt tình luôn được xem là chìa khóa quan trọng hướng tới thành công. Người nhân viên nhiệt tình, tận tâm sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng thực sự, khác với cách làm việc máy móc thường thấy ở các doanh nghiệp.
Không chỉ yêu sản phẩm của công ty, nhà quản lý nhân sự tài năng là người có thể nhận ra tình yêu của ứng viên với văn hóa, phong cách làm việc của doanh nghiệp từ khâu tuyển dụng. Thậm chí nhà quản lý cũng chính là người truyền cảm hứng, tình yêu đó cho nhân viên, mang lại chất hồ keo kết dính họ với doanh nghiệp, từ đó cống hiến nhiều hơn và đem lại lợi ích nhiều nhất có thể cho tập thể chung.
Apple có cơ chế chăm sóc nhân viên tuyệt vời
Apple luôn hướng nhân viên đến một sự cân bằng giữa chăm chỉ làm việc và sự hoàn hảo trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chính sách phúc lợi tuyệt vời bao gồm những đãi ngộ sức khỏe hay các kỳ nghỉ đầy hứng thú là điều mà nhân viên Apple luôn đánh giá cao. Điều kiện làm việc là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Và chọn được người quản lý nhân sự có thể nắm bắt, thấu hiểu và giải được bài toán đó là một điều hết sức khó khăn.
Xây dựng thành công một nền văn hóa và môi trường làm việc đáng tự hào đã khó, duy trì được những yếu tố đó và giữ chân được nhân tài càng khó hơn. Đó chính là thành công vang dội của Apple, giúp ông lớn này ngày càng củng cố được vị thế dẫn đầu trong thế giới công nghệ của mình.
Theo các chuyên gia quản lý nhân sự, sở hữu nguồn tài nguyên con người tài năng và trung thành luôn là thách thức lớn với mọi doanh nghiệp. Và khi giải quyết được thách thức đó, mọi doanh nghiệp đều có thể đi tới thành công như Apple hiện nay. Con đường đi tới thành công cũng không thể thiếu dấu chân của những nhà quản lý nhân sự tài năng và tận tâm như Steve Jobs hay Tim Cook.
Nhận xét
Đăng nhận xét